HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP LIÊN MINH HTX TỈNH HẢI DƯƠNG (05/11/1994 - 05/11/2024).
Tin tức- hoạt động
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
24/01/2022 12:00:00

   Hiện nay, tại các địa phương lực lượng lao động trẻ đa số đi làm tại các công ty, doanh nghiệp ở cụm, khu công nghiệp vì tiền lương luôn ổn định. Do vậy, nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trước tình trạng trên, nhiều HTX đã chuyển đổi mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình cơ giới hóa nông nghiệp như: máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, dây chuyền sấy thóc, công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái... đã góp phần giải quyết vấn đề lao động, nâng cao năng suất lúa và tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao đã được hình thành và phát triển đã giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động tại các địa phương. 

 
        HTX mạ khay – cấy máy Thái Long huyện Ninh Giang có 7 thàng viên, vốn điều lệ 900 triệu đồng. HTX đã mạnh dạn đầu tư 10 máy cấy và dây chuyền sản xuất mạ khay. Dây chuyền sản xuất mạ khay của HTX ra sản phẩm từ 5.000 – 6.000 khay/ ngày. HTX đã ký hợp đồng cung cấp mạ và cấy máy cho các địa phương như: huyện Nam Sách 150 mẫu; huyệnTứ Kỳ 120 mẫu; huyện Ninh Giang 400 mẫu; tỉnhThái Bình gần 100 mẫu.
 

  Ông Lê Đình Đoan – Giám đốc HTX DVNN Hưng Thái (huyện Ninh Giang) cho biết: trước đây gieo mạ và cấy thủ công tốn rất nhiều nhân công, vaò mùa đông thời tiết giá rét cấy thủ công rất vất vả chi phí từ 350.000 – 400.000đ/sào. Nay cấy máy chi phí giảm xuống còn  250.000đ/sào.

HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Tân Hồng huyện Bình Giang đã triển khai các hoạt động dịch vụ liên kết phục vụ thành viên như: làm đất; Sản xuất mạ khay, cấy máy; gặt máy và đưa thêm dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị không người lái. HTX  đầu tư  02 máy cày; 05 máy cấy; 01 Máy gặt; 03 thiết bị không người lái để phục vụ nhu cầu thành viên và nhân dân các xã lân cận.

 

  Ông Vũ Đình Tam – Giám đốc HTX cho biết: Máy cày KUBUTA 50 mã lực cày 10 mẫu/ngày(01 mẫu = 10 sào), trước đây trâu cày thủ công 03 sào/ngày. HTX làm dịch vụ: Cày máy: 120.000đ/sào; Gặt máy, tuốt: 120.000đ/sào. Trước đây gặt thủ công 02 người/ngày/sào và phải thuê tuốt thóc chi phí khoảng 500.000đ/sào; thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật không người lái chi phí khoảng từ 16.000 – 20.000đ/sào, nếu phun thuốc thủ công chi phí từ 45.000 – 50.000đ/sào.

 

  Cũng trên địa bàn huyện Bình Giang, HTX Minh Huấn đầu tư: 02 máy cày, 10 máy cấy và dây chuyền sấy thóc công suất 200 tấn/ngày. Hàng năm, HTX sản xuất 60.000 khay mạ/vụ; cấy máy 200ha/vụ; sấy khô 4.000 tấn thóc/vụ. Ông Bùi Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT- Giám đốc HTX Minh Huấn chia sẻ: HTX làm dịch vụ cày đất, cấy máy, sấy thóc phục vụ các thành viên và các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bình Giang. HTX triển khai cấy máy sang huyện Kim Thành: 30 mẫu và thu mua thóc của các tỉnh: Hà Tĩnh; Nghệ An; Thanh Hóa; Nam Định...Sấy thóc bằng dây chuyền hạn chế tạp chất, thóc được sấy khô thời gian bảo quản được lâu, chất lượng đảm bảo. HTX Sấy thóc giá: 500.000đ/tấn. Trước đây nông dân khi gặt về đem ra sân hoặc đường giao thông phơi khô được nắng thì tốt nếu thời tiết xấu bà con nông dân rất vất vả và chất lượng thóc thấp còn lẫn cả sỏi, đá...

 

Đ/c Nguyễn Ngọc Anh – Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh thăm dây chuyền sấy thóc của HTX Minh Huấn.

   Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tích cực đặc biệt là trong sản xuất lúa, Thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, cánh đồng mẫu lớn, đảm bảo 3 cùng trong sản xuất: 1 vùng, 1 giống, 1 thời gian. Áp dụng khoa học kỹ thuật thực hiện phương thức cấy mạ non, trồng cây khoẻ. Nâng cao chất lượng sản phẩm thóc, giảm chi phí, tăng thu nhập, hạn chế được việc bỏ ruộng do thiếu hụt lao động ở các địa phương. Doanh thu của HTX và các thành viên được nâng cao, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh đề ra, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

 

   Các HTX đều mong muốn các cấp, các ngành quan tâm có cơ chế, chính sách hỗ trợ HTX như:  Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi; cấp đất, cho thuê đất để HTX mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX phát triển bền vững.

                                                                                    Đăng Hải

Các tin mới hơn
Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024- khu vực phía Bắc(19/04/2024)
Kỳ vọng từ cánh đồng trải nghiệm xã Bạch Đằng(17/04/2024)
Nuôi cá rô phi làm chả, hướng đi mới cho người nuôi cá ở Hải Dương(17/04/2024)
Liên minh HTX tỉnh Hải Dương tích cực đổi mới công tác tuyên truyền(16/04/2024)
Để HTX không 'cô đơn' trên hành trình làm nông nghiệp hiện đại(15/04/2024)
Các tin cũ hơn
HTX tích cực phục vụ thị trường Tết(20/01/2022)
Để HTX không vướng rào cản trong tiếp cận đất đai(14/01/2022)
Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh(12/01/2022)
HTX thích ứng để phát triển bền vững(12/01/2022)
Minh bạch thông tin và xuất xứ để nông sản của HTX vươn xa(10/01/2022)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website