HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM NGÀY HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM 11/4

Tin tức- hoạt động
Sản xuất hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường
03/12/2021 02:34:13

Việc lạm dụng phân, thuốc hóa học, không tuân thủ quy trình sản xuất đang làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản thời gian qua. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển và giữ vững thương hiệu cho nông sản, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững chính là hướng đi phù hợp hiện nay.

Chia sẻ tại Diễn đàn “Khởi nghiệp OCOP gắn với nông nghiệp hữu cơ trong sinh viên thanh niên”, TS Nguyễn Văn Kền, Giám đốc Mekong Organic cho biết, nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ bền vững mà 1kg gạo có giá khoảng 10-12 USD. Đặc biệt, khi chú trọng chế biến các sản phẩm hữu cơ, giá trị nông sản còn tăng lên gấp nhiều lần. Chẳng hạn 1kg gạo sau khi được chế biến thành bánh có giá trị 50 USD.

“Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp các nông sản ở Úc có thể đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu hiện nay”, TS Nguyễn Văn Kền chia sẻ.

Nhu cầu lớn nhưng thị trường ngày càng khó tính

Còn tại Việt Nam, thời gian gần đây, việc một số nông sản bị thị trường nhập khẩu cảnh báo vì chứa các hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc tồn dư dư lượng kháng sinh quá mức đã làm ảnh hưởng đến uy tín, lòng tin của người tiêu dùng và thương hiệu quốc gia. Điều này cũng cho thấy, người dân trong nước chưa chú trọng đến nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật trong khi thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn.

Chẳng hạn như Trung Quốc, vốn được coi là một trong những thị trường dễ tính nhưng hiện nay đã “khó tính” hơn. Cơ quan chức năng đã đưa ra Lệnh 248 (Quy định Đăng ký doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm) và Lệnh 249 (Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu) và buộc doanh nghiệp các nước xuất khẩu nông sản phải thực hiện từ 1/1/2021. Với những quy định này, Trung Quốc sẽ siết về vấn đề an toàn thực phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này ngoài việc công bố nguồn gốc, có bao bì, thương hiệu rõ ràng và được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã đăng ký, còn phải cập nhật trên hệ thống quá trình ghi chép sản xuất, chế biến hằng ngày.

Hay như đối với thị trường EU, từ ngày 1/1/2021 yêu cầu các nước xuất khẩu nông sản phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn trong một bộ quy tắc mới của EU và không chấp nhận các tiêu chuẩn hữu cơ khác nhau được công nhận là tương đương với các tiêu chuẩn của EU.

TS Nguyễn Văn Kền cho biết, hiện nhiều thị trường đã đưa ra các tiêu chuẩn mới về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đòi hỏi người dân, HTX phải thay đổi tư duy, cách tiếp cận để có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật khắt khe.

bay-ba-sinh-hoc-20210201151751-5671-6539

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là loại bỏ các chất hóa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Ngoài ra, dịch Covid-19 chính cơ hội để ngành nông nghiệp nước ta thay đổi. Bởi dưới tác động của dịch Covid-19, nhu cầu về nông sản của nhiều nước trên thế giới sẽ phụ thuộc vào vấn đề nhập khẩu. Đây là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Để làm được điều này, người dân, HTX cần giải quyết đươc các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng đến việc chế biến, đóng gói, vận chuyển… Trong đó, sản xuất theo hướng hữu cơ chính là nền tảng để nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng các hàng rào kỹ thuật cũng như nhu cầu của người tiêu dùng trên trên thế giới.

Số liệu tại Diễn đàn cho thấy, nhiều nước đã quan tâm đến sản xuất nông sản hữu cơ và coi đây là nguyên tắc bắt buộc khi nhập khẩu nông sản. Chẳng hạn như tại Cuba, 99% diện tích đất nông nghiệp của nước này đã sản xuất theo hữu cơ. Hay như Úc đang là nước có diện tích nông nghiệp hữu cơ lớn nhất (35,6 triệu ha), tiếp theo là Argentina (3,4 triệu ha), Trung Quốc (3 triệu ha)…

Thích ứng với thị trường

Thực chất Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ để hướng đến mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh. Như tại HTX sinh thái hữu cơ Tây Nguyên Đăk Lăk đã sản xuất tiêu, cà phê theo hướng hữu cơ kết hợp với chế biến. “Đây là điều kiện thuận lợi giúp sản phẩm của HTX đáp ứng tiêu chuẩn của một số nước nhập khẩu của thị trường Mỹ, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân”, Giám đốc Võ Ngọc Dũng nói.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là hiện nay, phần lớn người dân, HTX sản xuất trên diện tích nhỏ lẻ liệu có thích hợp để phát triển nông nghiệp hữu cơ? Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng thực chất, Việt Nam là đất nước thuần nông, hơn 70% người dân làm nông nghiệp và trên 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ, nên việc sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ không quá khó.

Bên cạnh đó, không phải sản xuất theo hướng hữu cơ là bắt buộc phải sản xuất theo quy mô lớn. Nghiên cứu cho thấy, trên thế giới vẫn có đến 83,3% số lượng người sở hữu diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2 ha và nhiều nước đã sản xuất nông nghiệp hữu cơ thành công dù phần lớn người dân sở hữu diện tích sản xuất không lớn.

Chẳng hạn như hầu hết nông dân làm nông nghiệp hữu cơ tại Úc đều có ít diện tích canh tác, thường chỉ sở hữu 1-2 ha, sau đó mới phát triển lên đến vài chục ha. “Nếu ở Việt Nam chừng này là nhiều, nhưng với nước Úc rộng lớn thì chẳng đáng bao nhiêu. Trong khi ở Việt Nam vẫn có người dân canh tác theo phương pháp hóa chất những trên diện tích lên tới chục ha như tại các vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Kền dẫn chứng.

Bên cạnh đó, hệ thống cung ứng nông sản của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo quan hệ thị trường tự do, thiếu kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm nên khó tạo được lòng tin với người tiêu dùng vào các các sản phẩm hữu cơ. Vì vậy, yếu tố then chốt là phải xây dựng và phát triển được các chuỗi cung ứng sản phẩm, đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

Ngoài hình thành vùng nông sản hữu cơ, người dân cần chú trọng các dịch vụ đầu vào và đầu ra để bảo đảm từ sản xuất đến tiêu thụ. Ông Trương Thành Đạt, Giám đốc Nông trại rau Ếch Ộp (Vĩnh Long) cho biết ngoài sản xuất, việc thành lập các cơ sở bán dụng cụ phục vụ canh tác hữu cơ, phụ phẩm; các chợ farm (nông trại) để nông dân mang hàng đến bán trực tiếp cho người tiêu dùng sẽ giúp quá trình sản xuất ổn định hơn, bền vững hơn.

“Đây được gọi là hệ sinh thái sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ. Và điều này hoàn toàn có thể làm được tại địa phương, các làng quê chứ không nhất thiết chỉ có tại thành phố lớn”, ông Đạt chia sẻ…

                                                              Nguồn: Huyền Trang(Thời báo kinh doanh)

Các tin mới hơn
Thêm kỹ năng để HTX ‘vượt biển’ thành công(22/04/2025)
Nhiều nông dân Hải Dương sản xuất vì người tiêu dùng(21/04/2025)
Hải Dương có 2 'Ngôi sao hợp tác xã'(14/04/2025)
Thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững(11/04/2025)
Khi hợp tác xã biết 'vay đúng, dùng khéo'(11/04/2025)
Các tin cũ hơn
Để tín dụng không làm 'lỡ nhịp' phát triển nông nghiệp(02/12/2021)
Từ tinh thần ‘Omoiyari’ của Nhật Bản đến… chuyện vượt khó vươn lên của hợp tác xã ở Việt Nam trước dịch COVID-19(01/12/2021)
Tạo nguồn lực để tam nông phát triển(29/11/2021)
Tạo sức mạnh đa chiều cho HTX ứng dụng khoa hoc công nghệ(26/11/2021)
Chính sách linh hoạt sẽ tạo tiền đề cho HTX phát triển(24/11/2021)
Video
na
na
na
na
na
na
na
na
na
Liên kết website