Phạm Trấn là một xã sản xuất nông nghiệp có truyền thống thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Hàng năm sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của xã. Công tác dịch vụ của HTX là nhiệm vụ hết sức quan trọng có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế góp phần ổn định tình hình dân sinh kinh tế chính trị, trật tự an ninh xã hội trên địa bàn xã.
Hợp tác xã dich vụ nông nghiệp Phạm Trấn đó chuyển đổi theo luật HTX năm 2012.
HTXDVNN Phạm Trấn có 87 thành viên đại diện cho 1.385 hộ gia đình. Bộ máy quản lý điều hành là 6 người trong đó 3 đồng chí trong Hội đồng quản trị; 01 đồng chí kiểm soát; 02 đồng chí chuyên môn giúp việc.
Hợp tác xã có tổng diện tích đất 346 ha, trong đó có 93 ha đã chuyển đổi lập vườn đào ao thả cá; 253 ha chuyên sản xuất lúa và trồng cây rau màu trên cả 3 vụ, vụ chiêm xuân và vụ mùa quỹ đất từ 70 - 80 ha trồng cây rau màu hệ số quay vòng 2,6 lần trên một diện tích canh tác.
HTXDVNN Phạm Trấn làm các khâu dịch vụ sau:
- Dịch vụ thủy nông.
- Dịch vụ vật tư phân bón, giống các loại.
- Dịch vụ bảo vệ thực vật chuyển giao KHKT.
- Dịch vụ thủy lợi nhỏ và bảo vệ đồng ruộng.
- Dịch vụ trồng cây xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.
1- Dịch vụ thủy nông:
HTX chủ động và định hướng cụ thể hóa từng khâu, từng việc đến từng các đồng chí được phân công phụ trách, tổ chức triển khai nghị quyết của đảng ủy và các phương án của UBND xã đến các cơ sở thôn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ sản xuất, mua sắm dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, xây dựng kế hoạch phân bổ nước hợp lý đảm bảo thời vụ, chủ động tu sửa công trình hệ thống kênh mương, máy móc trang thiết bị. Năm qua HTX đã tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng tu sửa thay 2 động cơ, 4 bộ gối đỡ máy bơn. Ngoài ra tu sửa toàn bộ hệ thống cánh van giỏ chõ của các máy và thay 2 ống sả 4 ống hút ở các máy dã chiến, đầu tư 50% kinh phí xây một cống tiêu ở thôn Côi Hạ, xây dựng thay thế 1 nhà máy bằng mái tôn, đồng thời HTX phối kết hợp với Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Huyện Gia Lộc huy động nhân lực lạo vét hố hút, kênh dẫn vào các nhà máy và mương cấp 1+2 thông thoáng.
2- Dịch vụ cung ứng phân bón và giống các loại:
HTX phối kết hợp với hợp tác xã Tân Minh Đức ký hợp đồng với Công Ty TNHH Kim Chính và Công ty cổ phần giống cây trồng Kiên Giang Hải Dương cung ứng các loại giống lúa nguyên chủng và phân bón các loại đảm bảo chất lượng và giá cả theo chỉ đạo của công ty để phục vụ cho nhân dân trong toàn xã sản xuất trên cả 3 vụ, vụ chiêm, vụ mùa và vụ đông. HTX tuyên truyền vận động nhân dân gieo cấy một loại giống lúa trên một khu đồng để tiện thâm canh.
3- Dịch vụ bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Để giảm đầu tư chi phí sản xuất có được hiệu quả năng xuất của lúa và cây rau mầu, công tác dự thính dự báo, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh và chuyển giao tiến bộ KHKT đóng vai trò rất quan trọng. Trong năm qua HTX thường xuyên kết hợp với trạm Bảo vệ thực vật huyện Gia Lộc hàng tuần, hàng tháng kiểm tra đồng ruộng nhất là thời điểm lúa đứng cái làm đòng và trổ bông. Đồng thời kiểm tra diện tích cây hoa màu ở thời điểm cây con ra hoa kết trái nắm bắt tình hình sự phát triển của cây trồng, phát hiện kịp thời các chu kỳ gây hại của các loại sâu bệnh để tham mưu cho lãnh đạo địa phương chỉ đạo, đồng thời tuyên truyền thông báo rộng rãi trên hệ thống thông tin của xã và thông báo bằng văn bản đến các đồng chí phụ trách sản xuất cơ sở, để nhân dân kiểm tra đồng ruộng có biện pháp xử lý kịp thời không để sâu bệnh lan ra diện rộng.
Hợp tác xã phối kết hợp với hội phụ nữ, hội Nông dân tập thể huyện và HTX Tân Minh Đức tổ chức các buổi tập huấn, áp dụng tiến bộ KHKT chăn nuôi thuỷ hải sản, sử dụng phân bón công nghệ cao và chăm bón phòng trừ sâu bệnh cho lúa và rau mầu tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV 4 đúng đó là (đúng thuốc, đúng bệnh, đúng lúc, đúng kỹ thuật) để tránh lãng phí giảm giá thành phòng trừ được sâu bệnh, bảo vệ được môi trường đạt hiệu quả năng xuất cao, làm thủ tục hỗ trợ các hộ mua cá rô phi đơn tính theo chương trình hỗ trợ của huyện.
Về đánh bắt Chuột, HTX thường xuyên triển khai, kiểm tra, đôn đốc các tổ dịch vụ, tăng cường đánh bắt bằng mọi biện pháp thủ công và thuốc sinh học trong thời điểm chuột phá hại để hạn chế mức thấp nhất diện tích bị thiệt hại.
4- Dịch vụ thủy lợi nhỏ, tiêu úng.
HTX đã chủ động xây dựng kế hoạch thủy lợi cũng như công tác tưới tiêu cho tổng diện tích 346 ha. Công tác lạo vét kênh mương và hệ thống đường tiêu thoát úng đều có sự kiểm tra giám sát đôn đốc quản lý của UBND xã và HTX. Trong năm HTX đã có nhiều cố gắng tích cực trong công tác chỉnh trang đồng ruộng và làm thuỷ lợi nội đồng, đặc biệt lạo vét kênh mương ở khu cao sản xuất trồng cây rau màu, khai thông dòng chảy được 8.000 – 9.000m3.
5- Dịch vụ trồng cây xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm:
HTX đưa vào sản xuất cây dưa gang, cà tím, cây chanh leo… đây là những cây mầu có thời gian sinh trưởng ngắn ngày hệ sử dụng đất quay vòng nhanh, lại có giá trị kinh tế cao, đồng thời HTX tuyên truyền nhân dân giảm diện tích lúa ở các vụ, tăng diện tích trồng cây rau màu để có thu nhập kinh tế cao trên một diện tích canh tác khoanh khu, khoanh vùng để ổn định và phát triển về cả diện tích và chất lượng sản xuất. Liên doanh liên kết với xí nghiệp chế biến nông sản Đức Lộc đưa cây cà tím phát triển mở rộng ở diện tích vụ xuân và vụ đông sớm, trồng xen vụ cây dưa Gang xuất khẩu, loại cây này dễ trồng chi phí thấp có thời gian sinh trưởng ngắn cho thu nhập cao hơn cấy lúa trồng được vụ đông sớm thị trường tiêu thụ ổn định.
Tổng doanh thu năm 2017 của HTX DVNN là: 1.150.000.000 đ
Tổng chi phí: 1.115.000.000đ
Lợi nhuận: 35.000.000đ
Năm 2017 HTX đã trích lập các quỹ theo quy định: như quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng rủi ro và quỹ khác.
Lương bình quân của thành viên HTX là 1.800.000đ/ tháng.
Hàng năm HTX đều cử cán bộ tham gia các lớp học do Liên minh HTX tỉnh, các ngành tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngô Thị Thời